Lồng ghép giới trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Ngày 11/6, tại Hà Nội, Văn phòng điều phối NTM Trung ương phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo “Lồng ghép giới trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM”. Nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu về các vấn đề giới và trao quyền cho phụ nữ trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020, đồng thời đưa ra các khuyến nghị về lồng ghép giới trong xây dựng Chương trình giai đoạn tiếp theo.
Chiếm hơn 50% dân số, phụ nữ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới (NTM). Phụ nữ vừa là chủ thể tham gia xây dựng NTM, vừa là đối tượng thụ hưởng thành quả của chương trình. Tuy nhiên, công tác lồng ghép giới trong Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng NTM vẫn còn nhiều hạn chế đòi hỏi phải có sự điều chỉnh để nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong chương trình này nhằm góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, hướng tới sự phát triển bền vững.
Hiện nay, hệ thống của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được tổ chức tại 63 tỉnh, thành, 707 cấp huyện, 10.614 cấp xã, 98.015 thôn, bản với khoảng 18 triệu hội viên. Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ đã chỉ đạo thực hiện rộng khắp phong trào “5 không, 3 sạch” (5 không: không đói nghèo, không bạo lực gia đình, không có thành viên vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không vi phạm chính sách dân số, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học; 3 sạch: sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ).
Phong trào 5 không, 3 sạch đã được thể chế hóa thành các chỉ tiêu xã nông thôn mới. Tuy nhiên, phụ nữ và Hội Liên hiệp Phụ nữ thường bị gắn với những định kiến giới, được coi là chỉ “phù hợp” với các nhiệm vụ không thiết yếu, mang tính phụ của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, chẳng hạn như trồng và chăm sóc các tuyến đường hoa, quét dọn làng xóm, đường phố, nhà cửa, thu dọn rác thải... Những định kiến này khiến phụ nữ ít được tham gia vào các nhiệm vụ như xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các hoạt động phi nông nghiệp, tạo thu nhập cao… Định kiến này dường như cũng áp dụng cả đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ chỉ là cơ quan phối hợp, tuyên truyền, vận động thay vì vai trò chủ trì hay trực tiếp quản lý thực hiện một số hoạt động cụ thể.
Phát biểu tại Hội thảo, Ông Trần Nhật Lam, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho rằng, những đóng góp của phụ nữ vào kết quả đạt được của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới là vô cùng lớn và không thể phủ nhận. Vì vậy, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cần chuyển từ vai trò bị động sang chủ động tham gia xây dựng tiêu chí cho Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, nhằm đưa vấn đề giới trở thành nội dung xuyên suốt trong Chương trình, ở bất kỳ nội dung và lĩnh vực nào phù hợp và có liên quan. Theo ông, định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ trong quá trình sinh con, nuôi con, chăm sóc con cái, kế hoạch hóa gia đình… vẫn còn tồn tại ở một số gia đình, một bộ phận dân cư trong xã hội (kể cả ở địa phương đã được công nhận đạt chuẩn NTM). Trên thực tế, thời gian làm việc của phụ nữ trong gia đình thường dài hơn nam giới. Ở nhiều địa phương, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng. Các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình vẫn được coi là “thiên chức” của người phụ nữ. Do vậy, Hội thảo lần này cần tạo ra một diễn đàn để các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, chuyên gia trong lĩnh vực cùng thảo luận, chia sẻ cách thúc đẩy, lồng ghép giới trong các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, cụ thể là Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn tiếp theo, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam.
Hiện nay, hệ thống của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được tổ chức tại 63 tỉnh, thành, 707 cấp huyện, 10.614 cấp xã, 98.015 thôn, bản với khoảng 18 triệu hội viên. Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ đã chỉ đạo thực hiện rộng khắp phong trào “5 không, 3 sạch” (5 không: không đói nghèo, không bạo lực gia đình, không có thành viên vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không vi phạm chính sách dân số, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học; 3 sạch: sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ).
Tại hội thảo, các đại biểu đều nhất trí cho rằng, vấn đề giới cần phải được giải quyết như là một vấn đề về kinh tế - xã hội mang tính xuyên suốt trong giai đoạn tiếp theo của Chương trình xây dựng NTM.
PTMP
- Bàn hướng đột phá cho kinh tế VAC
- Công nhận thành phố Vũng Tàu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
- Huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023
- Du lịch nông nghiệp nông thôn góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt
- Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025
- Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025: Phù hợp điều kiện từng vùng miền
- Nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời gian tới
- Lồng ghép giới trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
- Phụ nữ là nguồn nhân lực lớn trong thực hiện xây dựng nông thôn mới
- Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết theo chuỗi giá trị