date
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN NÔNG THÔN MỚI TỈNH THANH HÓA

Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết theo chuỗi giá trị

Đăng lúc: 09:07:47 21/08/2021 (GMT+7)

Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh và sản xuất an toàn theo chuỗi liên kết là hướng đi mới giúp nông dân nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững. Đặc biệt, trong bối cảnh ngành nông nghiệp tỉnh vẫn còn tình trạng phát triển với quy mô nhỏ, manh mún, đa phần sản xuất theo kiểu truyền thống, sự liên kết càng cần thiết, nhất là liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa.

Thời gian qua, nhiều mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã hình thành, giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng giá trị sản phẩm và từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân. Đây cũng là tiền đề quan trọng giúp các DN tạo ra vùng nguyên liệu lớn, mở rộng sản xuất, đưa nông sản đến với thị trường thế giới. Tỉnh đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước qua việc khuyến khích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, phát triển HTX, xây dựng cánh đồng lớn… đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đời sống, đồng thời cụ thể hóa Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp mà các bên đối tác đều được hưởng lợi, trực tiếp là nông dân. Thông qua đó, tạo kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững, ứng dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật nông nghiệp thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 để giành những vụ mùa bội thu, tạo sản phẩm hàng hóa chất lượng cung ứng thị trường. 

Thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng liên kết sản xuất theo chuỗi, các địa phương trong tỉnh thực hiện các dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị như: sản xuất rau hữu cơ, trồng cây có múi, chăn nuôi... Đây là những chuỗi giá trị liên kết từ nông dân đến doanh nghiệp thông qua kết nối của các HTX và tổ hợp tác, theo phương thức doanh nghiệp chịu trách nhiệm cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, phòng trừ dịch hại tổng hợp và bao tiêu đầu ra của sản phẩm. Đối với chuỗi liên kết sản xuất rau hữu cơ là hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá. Đồng thời, giúp người nông dân bảo vệ sức khoẻ thông qua việc giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tiến tới nền nông nghiệp tiên tiến theo quy trình nông nghiệp VietGAP.

Do đó việc tuân thủ theo quy trình kỹ thuật đồng nhất còn gặp khó khăn. Thêm vào đó là tính liên kết giữa người dân và doanh nghiệp chưa chặt chẽ. Nhận thức một bộ phận nông dân còn hạn chế, chưa thật sự tuân thủ những ràng buộc trách nhiệm với doanh nghiệp, vẫn có tâm lý bán hàng ra ngoài, phá vỡ cam kết khi giá thị trường lên cao.

Để thúc đẩy sự hình thành, phát triển các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục đổi mới phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả; khuyến khích và tạo thuận lợi phát triển doanh nghiệp nông nghiệp; đẩy mạnh đổi mới và phát triển các HTX nông nghiệp, phát triển trang trại theo hướng chú trọng hơn tới việc tổ chức sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu.

Đồng thời xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản cho nông dân và HTX; xây dựng phát triển các chuỗi cung ứng rau, củ, quả, thịt lợn đảm bảo ATTP phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Để tạo ra những liên kết rộng lớn, đòi hỏi quy mô cơ sở vật chất và vốn đầu tư ban đầu rất lớn để hỗ trợ người nông dân, như hệ thống sấy tập trung, kho chứa đúng quy cách, mua giống và vật tư NN để ứng trước cho nông dân, nông dân sẽ trả nợ DN khi thu hoạch, bán sản phẩm cho DN. Doanh số hoạt động kinh doanh của mô hình liên kết rất lớn, nhưng sở hữu tài sản của DN lại phân tán, thiếu cơ sở pháp lý. Vì vậy, vấn đề thế chấp tài sản của DN để vay vốn NH còn gặp nhiều khó khăn. Chưa kể, mô hình cánh đồng mẫu lớn được nói đến thời gian qua hầu như mới chỉ tập trung vào mặt hàng lúa gạo xuất khẩu.

Vì vậy, NHNN đang phối hợp với Bộ NN & PTNT, Bộ KH&CN khảo sát, nghiên cứu và xây dựng chính sách thí điểm cho vay hỗ trợ trong mô hình liên kết, nhằm giảm chi phí đầu vào cho sản phẩm có mô hình sản xuất liên kết thông qua giảm lãi suất cho vay. NH cũng cho vay tín chấp nếu nông dân và DN ký kết hợp đồng liên kết có cơ sở pháp lý và NH kiểm soát được dòng tiền tham gia vào quá trình liên kết…

 

TTHTQT

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
12283